KIỂM HÓA LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI KIỂM HÓA

KIỂM HÓA LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI KIỂM HÓA

Kiểm hóa là gì ?  Tại sao phải kiểm hóa ?

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chắc chắn đã không còn xa lạ với việc kiểm hóa trong quá trình làm thủ tục thông quan đưa hàng về kho. Nhưng thực tế,  hải quan đang áp dụng các mức kiểm hóa như thế nào. Khi nào thì bị kiểm hóa 5%, 10% hay kiểm hóa toàn bộ lô hàng, làm xuất nhập khẩu không có kiến thức dễ mất tiền hơn chơi sổ số.
Kiểm hóa là gì? Là kiểm tra thực tế hàng hóa xem có đúng như khai báo trên tờ khai hải quan hay không.

Kiểm hóa là gì ?  Tại sao phải kiểm hóa ?
Kiểm hóa là gì ?  Tại sao phải kiểm hóa ?

I. Khái niệm về kiểm hóa trong xuất nhập khẩu 

Khi lên tờ khai hải quan sẽ phân ra ba luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Đối với luồng đỏ thì các cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng. Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn sẽ làm tờ kê khai hải quan trong đó thể hiện đầy đủ tên hãng, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất…Hải quan sẽ dựa vào tờ kê khai này để xem xét tính chính xác, độ thực tế của lô hàng mà quyết định cho doanh nghiệp đem hàng về kho hay không.

Trường hợp tờ khai bị phân luồng Đỏ, bạn phải làm 2 bước sau:

Thứ nhất: Xuất trình bộ hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra (giống như tờ khai luồng Vàng). Sau khi xét duyệt hồ sơ xong, hải quan chuyển thủ tục sang đội kiểm hóa. Lúc đó bạn chuyển sang bước tiếp…
Thứ hai: Chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế.

Các bước kiểm hóa: Việc kiểm tra thực tế này có thể được tiến hành theo một trong hai cách: kiểm soi, hoặc kiểm thủ công.

  • Nếu hàng container phải kiểm bằng máy soi (do hệ thống phần mềm tự động phân, hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chuyên ngành khác), bạn đăng ký thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi container của hải quan. Xe container hàng sẽ chạy qua máy soi, mà không cần cắt chì niêm phong.
    Hải quan căn cứ vào kết quả phân tích hình ảnh để quyết định có thông quan hay không. Nếu thấy nghi ngờ, họ có thể yêu cầu tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công: mở container để kiểm tra trực tiếp. Bác nào vào trường hợp này thì hơi bị tốn kém chi phí, phải trả “double” mà.
  • Với hàng kiểm hóa thủ công, chủ hàng phải xuống cảng tìm hạ container vào vị trí chỉ định (có khi là ngay tại vị trí gần nhất), và ngồi đợi cán bộ hải quan tới. Khi họ tới, bạn gọi nhân viên cảng cắt chì (seal) để đưa hàng ra kiểm. Có loại hàng cần công nhân cảng hay xe nâng hỗ trợ để kiểm hóa.
    Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá, mà hải quan có thể yêu cầu kiểm nhiều hay ít. Trường hợp nhiều nhất là 100%: toàn bộ lô hàng. Sẽ rất mất công và mệt mỏi nếu rơi vào trường hợp này.
    Thường thì sẽ kiểm tra ít hơn, khoảng 10% gì đó. Và nếu hàng không có gì đáng ngại, thì hải quan cũng chỉ yêu cầu mở một vài thùng/kiện để kiểm. Nếu thấy có vấn đề, hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng đến Chi cục để giải quyết.

Bạn có thể tham khảo thêm về kiểm hóa trong thông tư 128/2013/TT-BTC

II. Nội dung kiểm hóa hàng khi nhận quyết định từ hải quan

Kiểm hóa là gì ?  Tại sao phải kiểm hóa ?
Kiểm hóa là gì ?  Tại sao phải kiểm hóa ?

Theo nguyên tắc hàng chỉ kiểm hóa khi gặp luồng đỏ nhưng nhiều trường hợp cán bộ hải quan có nghi ngờ về xuất xứ và tình trạng hàng có thể quyết định bẻ luồng ra quyết định kiểm hóa dù bạn có là luồng vàng hay luồng xanh.

2.1 Phân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới thông báo kiểm hóa

Một số lưu ý bạn cần biết về các loại phân luồng trong khai báo và nguyên tắc kiểm hóa như sau:

Luồng xanh: xanh có điều kiện và không điều kiện.

Xanh không điều kiện: Doanh nghiệp lấy  hàng tại cảng không phải làm gì thêm đó là lý thuyết nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị chứng từ đầy đủ dấu và chữ ký của chủ hàng, trình lên cán bộ hải quan nhận xác nhận thì mới được lấy hàng. ( Gọi là thủ tục đổi lệnh),công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, có điều thời gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ nhanh hơn nếu  thấy thông tin trên tờ khai không có vấn đề gì).

Xanh có điều kiện:  Doanh nghiệp phải xuất trình  chứng từ bổ sung như: giấy nộp thu, chứng từ, bill, lệnh giao hàng … Với loại luồng xanh này tại hi cục hải quan để làm thủ tục.

Luồng vàng: với luồng này, bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ như  luồng  xanh có điều kiện.

Luồng đỏ: Hàng vào luồng đỏ chắc chắn doanh nghiệp phải kiểm hóa hàng  rồi, không ai thích như vậy vì mất thêm rất nhiều chi phí nổi – chìm khi làm việc với cơ quan chức năng. Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy trước và tùy vào mức độ sẽ quyết định kiểm tra hàng  Đây là mức độ kiểm tra cao nhất.

  • 1, Các bước thực  hiện như sau:  Hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa.
  • 2, Doanh nghiệp xuống cảng làm thủ tục hạ cont hàng đưa vào khu kiểm hóa
  • 3, Liên hệ với cản bộ hải quan tại đội kiểm hóa làm thủ tục kiểm tra.

2.2 Nội dung khi kiểm hóa hải quan thường kiểm tra chủ hàng cần biết

  • Kiểm tra hải quan về tên hàng, mã số HS
  • Kiểm tra hải quan về lượng hàng hoá: Chỉ áo dụng khi máy soi của hải quan không xác định được hết khối lượng hàng hóa (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn…) thì cơ quan hải quan dựa vào kết quả của  thương nhân giám định) để xác định.
  • Kiểm tra hải quan về chất lượng hàng hóa: Nếu không xác định được rõ về chất lượng hàng hóa thì hải quan sẽ yêu cầu  chủ hàng lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu (catalogue…), đưa cho thương nhân giám định thực hiện giám định.

Trường hợp kết luận của thương nhân giám định được 2 bên thống nhất thì sẽ không bàn cãi nhiều tuy nhiên một số trường hợp hải quan không đồng ý với kết luận này  có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật.

  • Kiểm tra hải quan về giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu: Hàng xuất nhập khẩu đều thuộc danh mục cấp phép của cơ quan nhà nước nên chủ hàng phải có giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu.
  • Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về các loại hình thuộc kiểm tra chuyên ngành: – Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận để làm thủ tục hải quan.
  • Kiểm tra hải quan về xuất xứ hàng hoá: Tham khảo chi tiết tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ.
  • Kiểm hóa sẽ kiểm tra  hải quan về thuế xuất hải quan sẽ chú ý tơi các điều sau: 

Khi kiểm tra thuế xuất hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng giải thích mã HS code nếu có nghi vấn về thuế thấp hương thực thu

  • Trường hợp hàng  tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập  sẽ phải k mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với  mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất để áo dụng một số trường hợp sau:

Như vậy khi có quyết định kiểm hóa  thường sẽ có các  nước khác gồm: kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu và kiểm tra thực tế hàng hoá ( kiểm hoá ).

Nêu bạn đang có lô hàng phải kiểm hóa thì đọc kỹ bài viết này tham vấn thêm từ một vài người có kinh nghiệm là sẽ biết hướng giải quyết ngay.

Liên hệ ngay với Vận tải Trung Việt để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Nhật Bản giá rẻ, nhanh chóng

Đọc thêm: Dịch vụ gửi khô mực, cá từ HCM đi Thẩm Dương nhanh siêu tốc