Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

Khám phá các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

Trung Quốc là một trong những địa điểm sản xuất hàng hóa hàng đầu trên thế giới, và việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam là một phần không thể thiếu trong hoạt động thương mại giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, để chọn được phương thức vận chuyển phù hợp và hiệu quả có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương thức vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam thông dụng nhất.

1. Vận chuyển bằng đường bộ

Trung Quốc, với lãnh thổ rộng lớn và biên giới tiếp giáp đường bộ và đường biển với Việt Nam, đang trở thành một thị trường tiêu thụ và nguồn hàng nhập khẩu quan trọng đối với Việt Nam. Sự phát triển kinh tế và thương mại hóa đã tạo ra nhu cầu vận chuyển đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại. Các cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh giáp biên như Móng Cái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động này.

Trong thời gian gần đây, các dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Trung Quốc về Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc vận chuyển các mặt hàng được đặt mua trên các trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Alibaba, Taobao, 1688, Aliexpress….

Ưu điểm: 

  • Chi phí vận chuyển rẻ.
  • Sử dụng các phương tiện có tính linh hoạt cao.
  • Linh động thời gian vận chuyển. 
  • Vận chuyển được đa dạng số lượng hàng hóa theo yêu cầu.

Nhược điểm:

  • Thời gian vận chuyển lâu, tìm ẩn những nguy cơ rủi ro cao như tắc biên, tai nạn giao thông, kẹt xe… khiến quá trình vận chuyển chậm trễ.
  • Nếu vận chuyển đường dài sẽ phát sinh thêm nhiều các loại phụ phí khác như phí cầu đường, trạm thu phí,…
Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam
Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

2. Vận chuyển bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng bằng đường hàng không là phương thức sử dụng máy bay chuyên dụng hoặc phần bụng của máy bay thông thường để chuyển đồ hàng. Đây là lựa chọn phổ biến đối với những đơn hàng cần được giao nhanh chóng nhất. Phương thức này đặc biệt phù hợp với các mặt hàng nhỏ gọn và yêu cầu giao hàng trong thời gian ngắn.

Ưu điểm: 

  • Thời gian vận chuyển dễ hàng và nhanh chóng.
  • Không bị ảnh hưởng bởi địa hình, ít có nguy cơ xảy ra tai nạn.
  • Giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị hỏng hóc do va chạm.
  • Tỷ lệ xảy ra rủi ro thấp, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho hàng hóa.

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao.
  • Giới hạn sức chứa hàng hoá.
  • Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Một số sản phẩm bị hạn chế vì tính đặc thù.

    Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam
    Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

3. Vận chuyển bằng đường biển

Vận tải đường biển quốc tế là dịch vụ sử dụng tàu, thuyền và hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển như cảng biển và cảng trung chuyển để chuyên chở hàng hóa. Loại hình vận tải này đóng vai trò then chốt trong giao thương quốc tế, mang lại cơ hội mở rộng thị trường buôn bán đến toàn cầu cho các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

Ưu điểm: 

  • Chi phí vận chuyển thấp.
  • Chuyên chở được đa dạng hàng hóa, nhất là mặt hàng có tải trọng lớn, cồng kềnh, hàng siêu trường – siêu trọng.
  • Rủi ro thấp đảm bảo an toàn cho hàng hoá.
  • Hạn chế rủi ro hư hại và thất lạc hàng hóa.
  • Góp phần phát triển kinh tế biển, mở rộng giao thương kinh tế với các nước trên thế giới.

Nhược điểm:

  • Thời gian vận chuyển chậm, không phù hợp với các loại hàng hoá nhanh hư hỏng.
  • Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.
  • Cần phải phối hợp với các phương tiện vận tải khác để giao đến tận nơi trên đất liền.
Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam
Các phương thức vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam

LIÊN HỆ NGAY VẬN TẢI TRUNG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ TỐT NHẤT

Xem thêm: 

Thực phẩm khô cho du học sinh Châu Âu

Vận chuyển ví đi Cát Lâm