Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan

Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan

Trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, với những hàng hóa được lưu kho, người ta thường nhắc đến định nghĩa “kho ngoại quan” nhưng có lẽ một trong số các bạn ở đây còn khá mơ hờ về khái niệm này. Vantaitrungviet.net sẽ giúp các bạn hiểu thế nào là kho ngoại quan, các dịch vụ trong kho ngoại quan. Cũng như thủ tục hải quan đối với hàng hoá qua kho ngoại quan nhé.

I. Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

II. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan

Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan
Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan

Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện. Hoặc ủy quyền cho chủ kho hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa:

  1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì. Đóng ghép hàng hóa. Phân loại phẩm cấp hàng hóa. Bảo dưỡng hàng hóa.
  2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
  3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa..”.

III. Hàng hóa nào gửi kho ngoại quan?

Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan
Kho ngoại quan là gì? Những lưu ý khi gửi hàng kho ngoại quan

1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu. Hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong KNQ.

2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào KNQ gồm:

a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;

b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước. Hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào KNQ để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào KNQ bao gồm:

a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

4. Hàng hóa sau đây không được gửi KNQ:

a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;

b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;

c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Kho ngoại qua và những điều bạn cần biết
Kho ngoại qua và những điều bạn cần biết

IV. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa. Từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Hàng hóa từ kho đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho với Chi cục Hải quan quản lý kho. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng. Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho.

Hàng hóa gửi kho thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan. Hoặc hàng hóa từ kho đến cửa khẩu xuất. Hàng hóa từ nội địa đưa vào kho. Và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan. Trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa. Hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng

V. Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan

Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan. Tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.

Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì. Đóng ghép hàng hóa. Phân loại phẩm cấp hàng hóa. Bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho. Chủ hàng hoặc chủ kho phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho để tổ chức theo dõi, giám sát.

Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho và ngược lại. Hoặc từ kho đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu. Và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.

VI. Xuất hoá đơn VAT đầu ra khi bán hàng từ kho ngoại quan cho các doanh nghiệp chế xuất

– Căn cứ quy định tại khoản 20, điều 4, Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012

+ Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

+ Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan. Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp. Và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu

– Căn cứ quy định tại điều 42 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010

Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:

+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài

+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam. Hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

– Tại phụ lục 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 có quy định

+ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hóa đơn GTGT

+ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT. Thì sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ

– Như vậy

+ Doanh nghiệp bán hàng từ kho cho các doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì trường hợp này được xác định là quan hệ mua bán hàng hoá giữa các khu phi thuế quan với nhau. Từ kho ngoại quan vào khu phi thuế quan. Và hàng hoá mua bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

+ Doanh nghiệp bán hàng từ kho ngoại quan sử dụng hoá đơn GTGT khi chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua theo giá không có thuế GTGT. Trên hoá đơn ghi hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

+ Doanh nghiệp bán hàng từ kho không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng nêu trên.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về khái niệm ” kho ngoai quan “. Các dịch vụ được sử dụng trong khi cũng như thủ tục hải quan cho hàng hoá qua kho ngoại quan. Nếu các bạn muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu cũng như logistics thì đừng quen theo dõi tiếp các bài giảng viết khác của Vantaitrungviet.net nhé.

Liên hệ ngay với Vận tải Trung Việt để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Đọc thêm: Dịch vụ gửi khô mực, cá từ HCM đi Thẩm Dương nhanh siêu tốc

Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Nhật Bản giá rẻ, nhanh chóng