Nội Dung
Khái niệm hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Đó là thỏa thuận giữa người mua và người bán ở hai quốc gia.
Hợp đồng sẽ quy định bên bán phải cung cấp đúng, đủ hàng hóa và gửi lại các chứng từ liên quan cho bên mua. Nghĩa vụ của ngườ mua là trả cho người bán số tiền cho hàng hóa đó.
Hợp đồng ngoại thương là một văn bản chính thức, các điều khoản và điều kiện của nó đã có sẵn trong một văn bản mẫu cụ thể, được chứng thực bằng chữ ký của hai bên.
Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi nào?
Nguyên tắc của hợp đồng bằng văn bản là đương nhiên có hiệu lực khi bên cuối cùng ký vào hợp đồng, trừ khi hai bên thống nhất sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác.
Đặc điểm hợp đồng ngoại thương
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán; họ có thể là thể nhân, pháp nhân và trong trường hợp đặc biệt là nhà nước.
- Đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa.
- Nội dng của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cũng như giao hàng cho bên mua và thanh toán cho bên bán.
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng miênhj, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành động cụ thể.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có cam kết.
Các loại hợp đồng ngoại thương hiện nay
Theo thời gian trong hợp đồng:
- Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện dài và việc giao hàng được chia thành nhiều lần trong thời gian đó.
- Hợp đồng ngắn hạn có thời gian thực hiện ngắn và thường giao hàng trong một lần.
Theo hình thức kinh doanh: Các hợp đồng gồm: Hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển giao công nghệ,…
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
4.1. Bố cục của một hợp đồng ngoại thương như thế nào?
Phần mở đầu
- Tên và số hợp đồng
- Thời gian lập hợp đồng
- Thông tin người mua và người bán
Nội dung
- Mô tả hàng hóa: Chất lượng, giá cả, số lượng, đơn vị tính, đóng gói, đơn giá, tổng tiền lô hàng
- Điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, phương thức vận chuyển, cảng xuất, cảng nhập,…
Phần cuối
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
- Chữ ký và đóng dấu của đại diện mỗi bên
4.2. Những nội dung cần có trong một hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh
- Commodity: Mô tả tổng quan hàng hóa
- Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa
- Quantity: Số lượng hàng hóa
- Price: Đơn giá và tổng tiền hàng
- Shipment: Thời gian và địa điểm giao hàng
- Payment: Phương thức thanh toán
- Packing and Marking: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa
- Warranty: Chính sách bảo hành hàng hóa
- Insurance: Chính sách bảo hiểm hàng hóa
- Arbitration: Điều khoản về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp
- Claim: Điều khoản về các trường hợp khiếu nại trong quá trình giao dịch
- Force Majeure: Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm
- Penalty: Điều khoản quy định về việc phạt hoặc bồi thường thiệt hại
- Other terms and conditions: Những điều khoản khác
4.3. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương
– Do những trở ngại như khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ nên hai bên cần phải đạt được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng, nếu có sự thay đổi thì đôi bên sẽ mất thêm nhiều chi phí.
– Khi đàm phán hợp đồng cần thống nhất tất cả các vấn đề có liên quan. Các điều khoản mà pháp luật các bên cấm thì không được nêu, vì việc các bên quy định khác nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
– Hợp đồng nên ghi rõ như vậy, tránh sử dụng những từ ngữ tối nghĩa hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau trong trường hợp có tranh chấp.
– Người ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì hợp đồng vô hiệu.
– Nếu bên đối phương soạn thảo hợp đồng ngoại thương, cần đọc kỹ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm hợp đồng, thêm bớt điều khoản để có lợi cho mình, tránh rơi vào trường hợp sai sót, bất lợi.
– Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.
Đọc thêm: 5 điều kiện Incoterms thông dụng khi xuất nhập khẩu tại Trung Quốc
Đọc thêm: Máy bay chở hàng không người lái của Trung Quốc cất cánh