Nội Dung
Giới thiệu
Giới thiệu về vải lụa
- Vải lụa là một loại vải cao cấp được sản xuất từ tơ của con tằm. Với lịch sử lâu đời và sự phổ biến rộng rãi, vải lụa luôn được xem là biểu tượng của sự sang trọng, thanh lịch và đẳng cấp.
- Lụa được làm từ sợi tơ của con tằm, với bề mặt mềm mịn, bóng loáng và mát mẻ khi chạm vào. Vải lụa có độ bền cao, dẻo dai và đàn hồi tốt, mặc dù nó có thể bị hỏng nếu tiếp xúc với nước hoặc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Lụa có khả năng bắt màu tốt, cho ra các sản phẩm với màu sắc tươi sáng, rực rỡ và sắc nét. Vải lụa có khả năng thoáng khí tốt, giữ cho người mặc cảm thấy mát mẻ và thoải mái.
Ứng dụng của vải lụa
- Lụa thường được sử dụng để may các loại trang phục cao cấp như váy dạ hội, áo dài, áo sơ mi, và các loại trang phục truyền thống.
- Lụa cũng được dùng trong trang trí nội thất, như rèm cửa, chăn ga gối đệm, và các loại phụ kiện khác.
- Lụa là chất liệu lý tưởng cho việc thêu, vẽ tranh, và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Quy trình sản xuất vải lụa từ tờ tằm
- Tằm được nuôi và chăm sóc để sản xuất tơ. Tằm được nuôi bằng lá dâu trong khoảng từ 23 – 25 ngày thì nhả tơ. Tằm ăn rất khỏe, nên cần lượng lá dâu lớn trong suốt quá trình chuẩn bị để nhả kén. Sau giai đoạn này tằm sẽ ngừng ăn và bắt đầu nhả tơ đóng kén.
- Sau khi tằm đến thời gian tạo kén, người nuôi sẽ bắt Tằm đặt lên một chiếc né riêng. Trong suốt 48h, tằm liên tục nhả sợi protein (từ nước bọt) quanh mình và cuộn tròn trong đó Tằm sẽ nhả tơ và nằm im trong kén khoảng 7 ngày. Lượng tơ tằm nhả ra có thể lên đến 1 kilomet. Sau khi nhả tơ xong con tằm nằm trong kén để hóa thành nhộng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch kén tằm cho giai đoạn tiếp theo.
- Tiếp đến là giai đoạn ươm tơ. Ươm tơ là việc kéo sợi tơ từ tổ kén thành sợi tơ tằm. Trong khoảng 5 ngày kể từ khi tằm kết thúc nhả tơ, cần ươm hết tơ. Nếu chậm, nhộng sẽ biến thành con ngài, con ngài cắn kén chui ra khiến tơ bị đứt thì kén đó coi như bỏ.
- Bước dệt là khâu quan trọng quyết định chất lượng của thước lụa. Đây là giai đoạn ghép nối những sợi tơ thành tấm lụa. Mật độ các sợi tơ dày mỏng cũng khiến tấm lụa có độ dày mỏng và chất lượng khác nhau.
- Vải lụa tơ tằm tự nhiên sau khi dệt có màu trắng sữa của sợi tơ. Để có màu sắc đẹp và đa dạng, ta phải đến công đoạn nhuộm màu.
Vận chuyển vải lụa từ Trung Quốc về Việt Nam
Nhu cầu sử dụng vải lụa hiện nay
- Hiện nay, nhu cầu sử dụng vải lụa vẫn rất cao và đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Vải lụa không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử sâu sắc, là biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng.
- Nhu cầu sử dụng vải lụa hiện nay không chỉ tập trung ở khía cạnh thẩm mỹ và văn hóa, mà còn liên quan đến sự quan tâm ngày càng tăng đối với các sản phẩm chất lượng cao, bền vững và thân thiện với môi trường.
- Các nước sản xuất lụa như Trung Quốc xuất khẩu lụa sang nhiều quốc gia trên thế giới, đáp ứng nhu cầu cao về chất liệu này.
- Với kinh nghiệm nhiều năm trong linh vực logistics, công ty Vận tải Trung Việt nhận vận chuyển vải lụa từ Trung Quốc về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam hiện nay.
Các mặt hàng mà chúng tôi nhận vận chuyển
- Thời trang: quần áo, giày dép, túi xách, …
- Hàng mẫu: Các sản phẩm hàng mẫu; hàng tặng kèm, …
- Thực phẩm chức năng; thuốc; chất hóa học, …
- Nguyên vật liệu công nghiệp: Sắt; thép; kim loại, …
- Hàng điện tử: Linh kiện điện tử; máy tính; điện thoại, …
- Thực phẩm: Bánh kẹo; hoa quả, khô cá mực các loại, …
- Mỹ phẩm : son; phấn; sản phẩm dưỡng da; dầu gội; sữa tắm,…
Mọi thông tin liên hệ chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi chuyến hàng, mang đến sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối.
Đọc thêm: Vận chuyển bánh phồng từ Việt Nam đi Trung Quốc
Đọc thêm: Vận chuyển gấu bông từ Việt Nam đi Trung Quốc
Đọc thêm: Gửi trà cung đình Huế sang Malaysia giá rẻ