Nội Dung
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 77,5 tỷ USD. Tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, xuất khẩu 22,64 tỷ USD, tăng 10,2%. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 54,85 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ, nhập siêu 32,2 tỷ USD.
Như vậy, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất. Thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,7 tỷ USD. Tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm 21% tỷ trọng xuất khẩu.
Các loại điện thoại và linh kiện đạt hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 20,7% tỷ trọng xuất khẩu.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước bao gồm:
Do trong bối cảnh phí vận tải tàu biển tăng cao. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang tìm kiếm nguồn cung nhập khẩu tại các khu vực lân cận, thay thế các doanh nghiệp châu Âu.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm kiếm các sản phẩm nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, nông thủy sản. Đặc biệt các loại nông sản nhiệt đới. Trong đó có các sản phẩm nông sản trái cây chất lượng của Việt Nam như sầu riêng, dưa hấu, chuối…
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng tăng nhập rau quả chế biến từ Việt Nam trong năm vừa qua nên kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này tăng vọt, lập kỷ lục lịch sử.
Thực tế, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng sầu riêng của Việt Nam mỗi năm đều tăng 15 – 20%.
Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD. Nếu số lượng mã số vùng trồng nhiều hơn và thêm Nghị định thư của sầu riêng cấp đông thì kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3 – 3,5 tỷ USD/năm.
Các mặt hàng bao gồm gồm: tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.
Ngoài mặt hàng xuất khẩu về rau quả tăng trưởng nói riêng thì các mặt hàng xuất khẩu nông sản nói chung đều đang tăng tốc tốt, báo hiệu một năm khả quan.
Mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội và thách thức.
Việc nắm bắt các xu hướng và điều chỉnh chiến lược phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích từ quan hệ thương mại này, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của cả hai quốc gia.
Xem thêm:
Vận chuyển hàng hóa từ Thái Nguyên đi Trung Quốc