Vận Tải Trung Việt

Trung Quốc – đối tác hơn trăm tỷ USD của Việt Nam

Không chỉ trao đổi hàng hóa hơn trăm tỷ USD mỗi năm, Trung Quốc dần thành đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong 5 năm gần đây.

Chánh Thu, công ty thuộc top xuất khẩu trái cây của Việt Nam, có sản lượng xuất hàng vạn tấn mỗi năm, trong đó sầu riêng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

CEO Chánh Thu, bà Ngô Tường Vy, cho biết công ty nhận được nhiều đơn hàng sầu riêng chất lượng cao từ Trung Quốc, nhưng hiện nguồn cung chưa đủ đáp ứng.

Trung Quốc – đối tác hơn trăm tỷ USD của Việt Nam

Nửa đầu năm nay, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi hơn 1,2 tỷ USD để thưởng thức sầu riêng Việt Nam, tăng 46% so với cùng kỳ 2023. Nhắc đến loại quả này, ông Nguyễn Đình Tùng, CEO công ty xuất nhập khẩu Vina T&T Group nói, sau năm 2022 khi sầu riêng tươi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, thị phần xuất khẩu rau quả của công ty tại Trung Quốc tăng mạnh chỉ sau một năm, có thời điểm vượt cả thị trường Mỹ.

Với việc ký Nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc chiều 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá đây là một bước tiến quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Các chuyên gia dự kiến sự kiện này giúp kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 400-500 triệu USD năm nay, và xuất khẩu dừa tươi tăng thêm 200-300 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc – đối tác hơn trăm tỷ USD của Việt Nam

Cùng với sầu riêng, Việt Nam có tổng cộng 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gồm tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải và chanh dây. Sáu tháng đầu năm, các mặt hàng rau quả bán sang nước này mang về 2,5 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ vậy, Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, chỉ sau Thái Lan. “Với dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc có sức mua hấp dẫn nhất thế giới, khiến ngay cả những quốc gia xa xôi như Mỹ và Chile cũng luôn tìm cách thâm nhập thị trường này”, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

5 trái cây xuất sang Trung Quốc dẫn đầu nhóm rau quả trong nửa đầu năm

Trung Quốc – đối tác hơn trăm tỷ USD của Việt Nam

Đối tác trăm tỷ USD

10 năm trước, nước này chi khoảng 15 tỷ USD để nhập hàng hóa Việt Nam mỗi năm và con số đã tăng hơn 4 lần vào năm ngoái. Trung Nguyên Legend chứng kiến sự mở rộng này khi là doanh nghiệp đưa các sản phẩm cà phê sang đây bán từ hơn 15 năm qua.

Trung Quốc là thị trường cà phê phát triển nhanh nhất thế giới với lượng tiêu thụ lớn và ngày càng tăng, Tập đoàn Trung Nguyên Legend nhận xét. Hiện doanh nghiệp này có 15 nhà nhập khẩu, 300 nhà phân phối thứ cấp, 30.000 điểm bán offline và hàng vạn cửa hàng trên kênh online.

Trung Nguyên cho biết, riêng Trung Quốc có trên 15 triệu người dùng thường xuyên sử dụng cà phê G7. Trung bình cứ mỗi 18 ly cà phê được bán ra ở nước này, có 1 ly cà phê đến từ thương hiệu Trung Nguyên Legend. Sự đón nhận này tạo động lực cho tập đoàn sang đầu tư chuỗi đồ uống “Không gian Thế giới cà phê”.

Chỉ chưa đầy 2 năm có cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải, đến tháng 8 năm nay, 14 quán đã mở tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Thành Đô, Đông Hưng, Tô Châu, Chiết Giang. Tập đoàn này cho biết đang tiếp tục xúc tiến kế hoạch phát triển gần 130 quán trên khắp Trung Quốc trong năm 2024, mở đầu cho kế hoạch dài hạn 1.000 quán tại thị trường này.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, năng lực hấp thụ lẫn cung cấp hàng hóa của Trung Quốc tạo điều kiện giúp kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng trưởng liên tục, đặc biệt là sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện năm 2008.

Từ mức 20,8 tỷ USD của năm này, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng hơn 8 lần, lên gần 172 tỷ USD năm ngoái và đang tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.

7 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu giữa hai nước duy trì tăng trưởng, ước đạt hơn 112 tỷ USD. Việt Nam xuất sang 32,56 tỷ USD, tăng hơn 5%, các mặt hàng chủ yếu như đồ điện tử, cao su, hàng rau quả, nông thủy sản, giày dép. Chiều ngược lại, Trung Quốc cung ứng cho Việt Nam 79,61 tỷ USD hàng hóa, chủ yếu là đầu vào như máy móc, thiết bị, hóa chất, chất dẻo, nguyên liệu dệt may, da giày, sắt thép, vật tư xây dựng.

Đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong khi, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.

Đọc thêm: Tin tức vận chuyển hàng hóa Việt: Những thông tin cập nhật mới nhất 2024 

Đọc thêm: Máy bay chở hàng không người lái của Trung Quốc cất cánh 

tts_kieudiem