kiến thức

Tin tức: Việt Nam sát nhập tỉnh – Thuận lợi đối với các tỉnh ven biên giới TQ

Việt Nam sáp nhập các tỉnh 

Tại Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương tổ chức mô hình chính quyền địa phương theo hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu).

Theo định hướng này, cả nước sẽ còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, 11 địa phương giữ nguyên hiện trạng, 23 tỉnh, thành phố mới sẽ được hình thành trên cơ sở sáp nhập các đơn vị hiện có.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, mà còn tái định hình không gian phát triển của nhiều đô thị lớn. Một số thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có thay đổi đáng kể về quy mô diện tích sau sáp nhập.

Cụ thể, TP. Hà Nội (3.359km2) và TP. Huế (4.902,42km2) dự kiến không thực hiện sáp nhập, tiếp tục giữ nguyên hiện trạng. Trong khi đó, các thành phố khác sẽ mở rộng đáng kể về mặt địa lý.

TP. Hải Phòng dự kiến hợp nhất với tỉnh Hải Dương, lấy tên gọi là TP. Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố hiện hữu. Sau sáp nhập, diện tích toàn thành phố dự kiến khoảng 3.194,8km2.

TP. Hồ Chí Minh sẽ sáp nhập với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, vẫn giữ tên TP. Hồ Chí Minh, với trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh. Diện tích sau sáp nhập ước tính 6.772,6km2.

TP. Cần Thơ dự kiến hợp nhất với tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang, giữ tên TP. Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại Cần Thơ. Sau khi sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích khoảng 6.360,8km2.

TP. Đà Nẵng dự kiến sẽ hợp nhất với tỉnh Quảng Nam, tiếp tục lấy tên là TP. Đà Nẵng và đặt trung tâm chính trị – hành chính tại TP. Đà Nẵng. Sau sáp nhập, diện tích thành phố sẽ lên tới 11.859,6km2, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất cả nước.

Tin tức: Việt Nam sát nhập tỉnh – Thuận lợi đối với các tỉnh ven biên giới TQ

Không chỉ mở rộng về địa lý, thành phố Đà Nẵng mới sẽ sở hữu đồng thời cả đường biên giới quốc tế và đường bờ biển dài. Cụ thể, thành phố sẽ tiếp giáp với Lào với đường biên giới dài khoảng 157km và sở hữu gần 200km đường bờ biển. Sự kết hợp giữa đô thị biển năng động Đà Nẵng với vùng đất giàu tiềm năng Quảng Nam sẽ tạo nên một không gian phát triển liên kết, toàn diện cả về hạ tầng, dịch vụ, công nghiệp, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc kết nối trực tiếp với Lào và Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây sẽ trở thành cửa ngõ thương mại đường bộ trọng điểm. Trong khi đó, hệ thống cảng biển gồm Tiên Sa và cảng nước sâu Liên Chiểu hiện đang được đẩy mạnh đầu tư sẽ đảm nhiệm vai trò trung tâm logistics quốc tế, đưa Đà Nẵng trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa quan trọng của khu vực Đông Nam Á.

 Cơ Hội Mở Rộng Thương Mại Với Trung Quốc Nhờ Sáp Nhập Tỉnh

Việt Nam hiện có hơn 1.400 km đường biên giới với Trung Quốc, trải dài từ Lào Cai đến Quảng Ninh. Các tỉnh biên giới sau khi sáp nhập sẽ có:

 Diện tích lớn – nhiều cửa khẩu trong 1 đơn vị hành chính

→ Dễ dàng quy hoạch logistics cửa khẩu, giảm chi phí vận tải.

 Hạ tầng được đầu tư tập trung

→ Đường cao tốc, vành đai, cảng cạn (ICD), trung tâm logistics có quy mô lớn hơn.

Kết nối thông suốt với Trung Quốc qua các điểm:

  • Cửa khẩu Hữu Nghị – Bằng Tường (Lạng Sơn)

  • Cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu

  • Trà Lĩnh – Long Bang (Cao Bằng)

  • Tà Lùng – Thủy Khẩu

Tin tức: Việt Nam sát nhập tỉnh – Thuận lợi đối với các tỉnh ven biên giới TQ

Lợi Ích Cho Ngành Vận Tải Và Xuất Nhập Khẩu

Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là thay đổi hành chính, mà còn là bước ngoặt về hạ tầng vận tải và thương mại xuyên biên giới.

 Hợp nhất quy hoạch logistics

Trước đây, mỗi tỉnh quy hoạch riêng – không đồng bộ. Giờ đây:

  • Cùng 1 tỉnh có thể triển khai trung tâm logistics liên cửa khẩu

  • Kết nối container nội địa – quốc tế liền mạch

Giảm chi phí vận chuyển, tăng năng suất giao nhận

  • Không cần xin phép liên tỉnh, giảm thủ tục

  • Đường vận chuyển thông suốt, giảm thời gian chờ

Hỗ trợ doanh nghiệp SME biên giới

  • Các DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông sản, thương mại điện tử… sẽ được tiếp cận hạ tầng, chính sách tốt hơn

Đọc thêm: Thư pháp và Hội họa Trung Quốc

Đọc thêm:Gửi bánh kẹo đi Trung Quốc Nhanh chóng – Giá rẻ!!

tts_kieudiem