Kiến thức vận chuyển

Sự phát triển thương mại điện tử Trung Quốc

Một chiếc thắt lưng quy ra tiền Việt giá 22.000 đồng đặt từ gian hàng Trung Quốc trên sàn thương mại điện tử Shopee chỉ mất đúng một ngày để được vận chuyển từ nhà bán đến kho quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) vào Việt Nam.

Sau đó khoảng 12 tiếng, đơn hàng này đã được giao thành công đến địa chỉ khách hàng ở Hà Nội. Đáng chú ý, người mua được miễn phí vận chuyển hoàn toàn.

Tốc độ vận chuyển ngày càng “thần tốc” của các đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của ngành logistics nói riêng và thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc nói chung, đặc biệt là chiến lược xây dựng hàng loạt tổng kho thương mại điện tử sát biên giới Việt Nam của Chính phủ Trung Quốc.

Trung Quốc xây nhiều kho đưa hàng vào Việt Nam

Các kho hàng khổng lồ được xây dựng

Từ năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai thử nghiệm các khu thương mại điện tử.

Các khu này tích hợp nhiều tiện ích như kho bãi, khu livestream. Và cơ sở hậu cần hiện đại để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Quy trình giao dịch tại những khu này đã được đơn giản hóa để giảm thiểu chi phí liên quan.

Một số kho hàng “khủng” có thể kể đến

Khu công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc – ASEAN tại huyện Hà Khẩu (Vân Nam).

Diện tích xây dựng lên đến 660.000m2 và mức đầu tư 3,68 tỷ nhân dân tệ (khoảng 525 triệu USD). Đây là một trong những ví dụ đáng chú ý.

Tại TP Côn Minh và Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã hình thành Khu thí điểm toàn diện thương mại xuyên biên giới giúp hàng hóa từ quốc gia tỷ dân vận chuyển đến các nước lân cận nhanh chóng… 

Đông Hưng (Quảng Tây) cũng đang đẩy mạnh phát triển Khu thương mại biên giới thành khu thương mại biên giới lớn nhất Quảng Tây.

Ngoài ra, ở TP Nam Ninh của tỉnh này cũng đã hình thành các khu thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới, trong năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 500 triệu nhân dân tệ (70 triệu USD), theo Cổng thông tin điện tử Quảng Tây.

Ngoài ra, Quảng Tây cũng đã thành lập 20 kho thương mại điện tử tại nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan và Việt Nam nhằm đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống hậu cần thương mại điện tử xuyên biên giới…

Trung Quốc xây nhiều kho đưa hàng vào Việt Nam

Sự phát triển “đáng ngạc nhiên” của thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã tạo ra nhiều cơ hội.

Hàng hóa giá rẻ của họ tiếp cận với người tiêu dùng toàn cầu một cách nhanh chóng. Số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy có hàng trăm nghìn doanh nghiệp tham gia thị trường này, mở ra những triển vọng mới cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến cuối tháng 5. Quốc gia tỷ dân này có hơn 120.000 doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới. Hơn 1.000 khu công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới.

Các công ty Trung Quốc cũng đang sở hữu hơn 2.500 kho hàng ở nước ngoài với tổng diện tích 30 triệu m2. Trong đó, hơn 1.800 kho hàng chuyên phục vụ thương mại điện tử xuyên biên giới, với tổng diện tích 22 triệu m2.

Trung Quốc xây nhiều kho đưa hàng vào Việt Nam

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho doanh nghiệp thương mại điện tử

Lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc phát triển. Được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ của Chính phủ.

Việc cắt giảm thuế và thủ tục hành chính cũng như việc nâng cao dịch vụ thanh toán đã giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thị trường này.

Ngoài ra, Chính phủ còn có kế hoạch thực hiện chương trình thí điểm về việc trả lại hàng qua các khu vực hải quan.

Điều này nhằm giải quyết các lo ngại liên quan đến việc trả hàng, tăng cường niềm tin giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

LIÊN HỆ VỚI VẬN TẢI TRUNG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC NHÂN VIÊN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT!

Xem thêm:

Dịch vụ gửi mắm tôm chua đặc sản Huế đi Trung Quốc giá rẻ

Gửi Đặc Sản Khô Nhái Đi Trung Quốc Từ Cần Thơ 2024

Vận chuyển điện thoại đi Hồ Bắc – Trung Quốc

 

Tags: trung quốc
tts_trang