kiến thức

Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain?

Trong hoạt động kinh doanh hiện đại, hai thuật ngữ “Logistics” và “Supply Chain” thường xuyên được nhắc đến. Mặc dù có vẻ tương đồng, nhưng hai khái niệm này lại mang những ý nghĩa và phạm vi hoạt động khác nhau. Vậy, sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain là gì? Bài viết dưới đây, Trung Việt Transport sẽ bật mí những thông vô cùng giá trị về Logistics và Supply Chain, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có thể đưa ra lựa chọn ngành học, định hướng việc làm phù hợp nhất!

Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain như thế nào?

Logistics là gì? 

Hiện, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về Logistics. Một số cho rằng Logistics là dịch vụ hậu cần, số khác lại cho rằng Logistics là thuật ngữ dùng để chỉ những đơn vị cung cấp các loại hình dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng hóa tại cảng,…. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, Logistics là dịch vụ cung cấp và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu nhất. 

Những công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics sẽ lên kế hoạch và kiểm soát luồng phân phối, di chuyển hàng hóa hoặc các thông tin về nguyên vật liệu, vật tư,… từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Logistics còn có thêm một số hoạt động khác như đóng gói, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý sự cố/ hàng hóa hỏng,…. 

Supply Chain là gì?

Supply Chain hay Chuỗi cung ứng là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa là chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu cho đến giai đoạn hoàn thành sản phẩm và giao tới người dùng. 

Hệ thống Supply Chain còn có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung ứng và đơn vị vận chuyển. Tại Việt Nam, thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện và nhắc tới nhiều trong vài năm trở lại đây.

Sự khác biệt giữa supply chain và logistics

Yếu tố Logistics  Supply Chain 
Thời gian ra đời Ra đời từ lâu  Mới xuất hiện 
Phạm vi hoạt động

– Chỉ ứng dụng trong công ty quy mô vừa và nhỏ 

– Tập trung vào các hoạt động như mua bán, bảo trì, phân phối, quản lý hàng tồn.

– Quy mô lớn, là mạng lưới các công ty cùng hợp tác phân phối sản phẩm 

– Gồm Logistics truyền thống cùng các hoạt động khác như tiếp thị, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng.

Tầm ảnh hưởng Ngắn và trung hạn  Dài hạn 
Mục tiêu  Giảm bớt chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ 

– Giảm chi phí tất cả các hoạt động 

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động Logistics

ông việc 

Bao gồm các hoạt động vận tải, dự báo đơn hàng, giao nhận, kho bãi, dịch vụ khách hàng,…. 

 
Gồm tất cả các hoạt động của Logistics cùng quản trị nguồn cung cấp, hợp tác đối tác, sản xuất, khách hàng,….
Ví dụ cụ thể Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, lưu kho sản phẩm Quá trình từ khi trồng cà phê đến khi tách cà phê đến tay người tiêu dùng

 

Vai trò của supply chain trong doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về khái niệm supply chain là gì, bạn có thể thấy được supply chain có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:

Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain như thế nào?

Supply chain giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khâu. Nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Vì thế, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện trên thị trường. Phát triển các chiến lược marketing, tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và vươn xa hơn trong tương lai.

Quản lý hiệu quả cung cầu trong doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng xuất hiện trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Từ hoạch định, quản lý việc tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất sản phẩm, hậu cần,… đến phối hợp với các đối tác, các kênh trung gian, nhà cung cấp. 

Bởi vậy quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả vấn đề cung cầu trong doanh nghiệp. Từ đó đem lại sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và nắm bắt tốt các cơ hội dẫn đầu thị trường.

Đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, hợp lý

Thông qua hoạt động quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp có thể đảm bảo tính ổn định của đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Về đầu vào, dựa vào các dự báo trong chuỗi supply chain doanh nghiệp có thể ước tính lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Từ đó góp phần làm giảm lượng tồn kho và mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

Về đầu ra, việc quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp. Cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết cho thị trường và đem về doanh thu lợi nhuận tối đa cho công ty.

Mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động logistics

Với hệ thống chuỗi cung ứng được vận hành và quản lý tốt doanh nghiệp có thể phân phối hàng hoá tới khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Đảm bảo chất lượng hàng hoá luôn tốt nhất. Đồng thời điều này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Đọc thêm:

Gửi măng khô đi Trung Quốc tại Đà Nẵng 

Dịch vụ vận chuyển hàng đi Tô Châu-Trung Quốc

tts_trang