Tin Tức

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra chuyên ngành – Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2018, các bộ ngành đã cắt giảm được 60 – 70% danh mục phải KTCN. Hiện còn 77.419 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN, đã giảm 5.279 mặt hàng so với năm 2015. Các bộ có số lượng mặt hàng giảm nhiều nhất là Bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Y tế, Giao thông vận tải…

Khi muốn làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, một trong những bước bạn cần lưu ý từ đầu là tìm hiểu xem hàng hóa của mình có thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Không phải kiểm tra thì khỏe. Còn nếu có thì cần phải chuẩn bị tương ứng về chứng từ, thời gian, chi phí… cho phù hợp, tránh bị động, tính thiếu thời gian, chi phí.

KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH LÀ GÌ VÀ TẠI SAO CẦN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH?

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không

Kiểm tra trước thông quan

Đối với hàng này, Các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan cần xuất trình được văn bản xác nhận sản phẩm đạt chất lượng (đối với sản phẩm tự công bố) hoặc bản công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành cấp phép, hoặc làm văn bản xin giải phóng hàng.

Trong thời hạn giải phóng hàng không được phép tiêu thụ hàng hóa. Một số hàng hóa tiêu biểu: thực phẩm, phương tiện giao thông, hàng thuộc bộ nông nghiệp, bộ y tế…

Kiểm tra sau thông quan

Với trường hợp này, các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan chỉ cần xuất trình bản đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước của cơ quan chuyên ngành các tỉnh thành phố cấp.

Sau khi thông quan mang hàng về trong 15 ngày (hoặc lâu hơn tùy độ quy định của các cơ quan cấp) phải nộp lại bộ hồ sơ hợp quy bao gồm: kết quả kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng, bản chứng nhận hợp quy hoặc và công bố hợp quy, tờ khai thông quan, tem nhãn mác, bộ hồ sơ nhập khẩu, để hoàn tất thủ tục.

Hàng hóa tiêu biểu: Hàng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, bộ LĐ-TB-XH, Bộ thông tin truyền thông…

MỨC PHẠT NẾU HÀNG KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG từ 30 – 60 triệu đồng tùy vào giá trị của lô hàng; buộc tái xuất lô hàng

DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH THEO BỘ/ NGÀNH QUẢN LÝ

BỘ KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng thuộc bộ Khoa học công nghệ – Kèm theo Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Các sản phẩm chủ yếu:

  • Thiết bị gia dụng
  • Thiết bị điện và điện tử
  • Xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học
  • Dây và cáp điện
  • Đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm
  • Sắt thép

=> Hình thức kiểm tra: Các nhóm sản phẩm đều được Kiểm tra chất lượng nhà nước sau khi thông quan, chỉ duy có nhóm xăng và nhiên liệu là trước kiểm tra chất lượng trước thông quan.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  • Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người
  • Nồi hơi; Chai chứa khí nén; Bình, bồn, bể, xi téc có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar
  • Pa lăng điện, tời điện; Palăng kéo tay, tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lê, Bàn nâng, sàn nâng
  • Cần trục, cẩu trục và cổng trục, vận thăng lồng
  • Các mặt hàng bảo hộ lao động (Mũ an toàn công nghiệp, Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ; Kính hàn, mặt nạ hàn, Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc, Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất, Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện)
  • Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân
  • Xe nâng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên

=> Hình thức kiểm tra: Các nhóm sản phẩm đều được Kiểm tra chất lượng nhà nước sau khi thông quan

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng thuộc bộ GT-VT quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

1/ Phụ lục I: DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN TRƯỚC THÔNG QUAN (NHẬP KHẨU), TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (VỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP)

Danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi thông quan;

b) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận, công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.

– Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc

– Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp máy

– Xe máy chuyên dùng: Xe khoan, xe ủi, xe nâng, máy đóng cọc nhồi, xe cẩu bánh lốp/bánh xích

–  Lĩnh vực đường sắt: Đầu máy xe lửa, toa xe….

 

2/ Phụ lục II: DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN HOẶC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỢP QUY

Danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường;

b) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải được chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trước khi đưa ra thị trường.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông phải ktcl bộ TTTT – Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

1/ PHỤ LỤC I

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

  • Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến
  • Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên
  • Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn

2/ PHỤ LỤC II

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy

  • Thiết bị công nghệ thông tin: máy tính cá nhân, laptop, máy tính bảng
  • Thiết bị phát thanh, truyền hình: máy thu phát truyền tín hiệu truyền hình
  • Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến: Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)
  • Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ NN&PTNT Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Giống cây trồng, Giống vật nuôi, Giống thủy sản
  • Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
  • Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (nguyên liệu) và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
  • Phân bón
  • Muối công nghiệp
  • Keo dán gỗ

Các danh mục đa số đều phải  KTCL trước thông quan, KTCL sau thông quan chỉ có Muối công nghiệp, Keo dán gỗ và Giống vật nuôi.

BỘ CÔNG AN

Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công An Kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BCA, ngày 26 tháng 3 năm 2019

Bao gồm 31 mục tên hàng gồm các loại đạn dược, súng bắn, bình xịt hơi cay, áo chống đạn,bình chữa cháy xách tay, lự đạn khói, mặt nạ chống độc…,
=> Tất cả đều phải  KTCL trước khi thông quan

BỘ XÂY DỰNG

Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD  ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Sản phẩm vật liệu xây dựng phải chứng nhận và công bố hợp quy

  • Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
  • Kính xây dựng
  • Gạch, đá ốp lát
  • Cát xây dựng
  • Vật liệu xây

Vật liệu xây dựng khác

=> Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với 6 nhóm sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

KIỂM TRA HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG TỐI THIỂU

Danh mục các sản phẩm phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc danh mục của Quyết định 78/QĐ-TTG, quyết định số 04/QĐ-TTG thực hiện theo thông tư 65/2017/TT-BTC

Danh mục ban hành kèm theo Công văn số 1316/CT-TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công Thương

  • Thiết bị gia dụng: Đèn Huỳnh quang các loại; chấn lưu điện tử; đồ gia dụng như : nồi cơm, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, tivi, điều hòa, bình đun nước nóng
  • Thiết bị văn phòng: Máy photocopy, máy in, màn hình máy vi tính
  • Thiết bị công nghiệp: Động cơ điện (Công suất trên 750W nhỏ hơn 75kW, lớn hơn 75kW)
  • Máy biến áp: Có công suất danh định từ 25 kVA đến 2500 kVA

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra chất lượng trước khi thông quan

  • Lô hàng mới:

+ Công văn  đề nghị được đưa hàng về kho bảo quản theo mẫu 09 tại Thông tư 38/2015/TT-BTC

+ Công văn cam kết nộp bổ sung Phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm đạt hiệu suất năng lượng tối thiểu trong vòng 30 ngày do các Trung tâm thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp

  • Lô hàng có cùng chủng loại, xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với lô hàng trước

Đối với các lô hàng cùng mẫu mã, model, xuất xứ, Doanh nghiệp chỉ cần nộp phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị 6 tháng hoặc quyết định chứng nhận dán nhãn năng lượng có giá trị 6 tháng (Quy định trước đây là phải nộp phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng mới cho từng lô hàng)

Nhi Nhi