Nội Dung
Là quốc gia láng giềng của Việt Nam, hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hàng nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, hàng điện tử… và nhập khẩu từ thị trường này máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất…
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đạt 38,28 tỷ USD, tăng nhẹ 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,44 tỷ USD).
Chiều ngược lại, 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 92,5 tỷ USD, tăng mạnh 34,25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng 23,6 tỷ USD).
8 tháng qua, thâm hụt thương mại của nước ta với Trung Quốc lên đến 54,22 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tương đối lớn, tuy nhiên cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên không quá đáng ngại. Hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là nguyên phụ liệu sản xuất có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc vận chuyển hai chiều lại gặp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần gũi nên doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu từ thị trường này.
Tuy nhiên, hiện nay, nhập khẩu từ Trung Quốc đang gia tăng gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai nước. Cho nên về lâu dài, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần nỗ lực gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm dần cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên.
Theo tôi, để dần tiến tới cân bằng cán cân thương mại hai chiều, cần giải bài toán tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông – lâm – thuỷ sản. Theo đó, để tăng xuất khẩu Chính phủ cần hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất để tạo ra các vùng sản xuất lớn, từ đó nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đồng thời, các địa phương cũng cần quản lý chặt các mã số vùng trồng đã được cấp phép nhằm giữ chất lượng và thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá cũng phải đạt được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng các tiêu chuẩn thị trường Trung Quốc đặt ra.
Doanh nghiệp cũng phải xác định Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường dễ tính mà ngày càng khó tính và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Từ đó sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Đối với nhập khẩu, để giảm gánh nặng nhập siêu từ thị trường này, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, từ đó giúp các sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp giảm tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao cũng cần đẩy mạnh đàm phán để tiếp tục mở cửa chính ngạch cho các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch cũng là cách để hàng hoá Việt Nam ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng được các yêu cầu của phía bạn.
Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có chung nhiều khung khổ hợp tác như FTA ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định CPTPPP. Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng các khung khổ này tốt hơn phía Việt Nam, thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tốt hơn từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải xác định rằng Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường dễ tính. Đây cũng là thị trường quá tiềm năng, với 1,4 tỷ dân, là thị trường nhiều quốc gia cùng muốn chiếm lĩnh chứ không riêng gì Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp phải xác định sản xuất ra các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu của nước sở tại.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần nỗ lực đàm phán để mở cửa thêm cho một số mặt hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường. Chỉ xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp mới “chính danh” bước vào thị trường, hạn chế tối đa rủi ro.
Đối với hàng công nghiệp, phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành để nâng sức cạnh tranh.
Do doanh nghiệp hiện nay chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên cần liên kết sản xuất lớn, nỗ lực tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu để dần nâng cao sức cạnh tranh.
Cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc là một mục tiêu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ thương mại ngày càng sâu rộng giữa hai nước. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và lâu dài trên nhiều mặt.
Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu:
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Xây dựng thương hiệu quốc gia:
Rà soát và hoàn thiện khung pháp lý:
Đọc thêm: Tin tức vận chuyển hàng hóa Trung – Việt trong tháng 9/2024