Vận Tải Trung Việt

Chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

Chính ngạch là gì?

Chính ngạch là hình thức mua bán thương mại có tính quốc tế cao. Hình thức mua bán này áp dụng cho tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu mua bán chính ngạch. Điều kiện duy nhất để thực hiện quá trình này là có nhu cầu, đủ điều kiện và hiểu pháp lý.

Mua bán chính ngạch thường diễn ra giữa người mua và bán ở 2 quốc gia khác nhau. Đối với Việt Nam, chính ngạch là hình thức mua bán mà rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước ký hợp đồng thương mại với những nước đối tác. Việc ký kết hợp đồng này phải dựa theo hiệp định cam kết giữa các nước, tổ chức, hiệp hội… Tóm lại là dựa theo thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.

Ưu và nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch

 Ưu điểm của nhập khẩu chính ngạch như sau

  • Giá trị nhập khẩu của hình thức này thường lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu thông thường. Hơn nữa, giá trị không bị giới hạn
  • Hàng hoá nhập khẩu chính ngạch luôn có đầy đủ thông tin về xuất xứ, hoá đơn thanh toán. Chúng phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế được tối đa các rủi ro rằng doanh nghiệp của bạn bị cơ quan chức năng thu giữ
  • Mức độ ổn định của hình thức nhập khẩu chính ngạch vô cùng cao. Quyền lợi của hình thức nhập khẩu này được đảm bảo cho cả 2 bên mua bán thông qua hợp đồng thương mại.
  • Hình thức vận chuyển quốc tế thường an toàn và đảm bảo về mặt hàng hoá. Điều này đặc biệt phù hợp với những mặt hàng có giá trị cao
  • Có thể vận chuyển xuyên biên giới, miễn là đúng quy định pháp luật.

Nhược điểm của nhập khẩu chính ngạch như sau

  • Các thủ tục vận chuyển khá phức tạp. Hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch cần phải thông quan mới được nhận hàng
  • Chi phí nhập khẩu thường cao hơn bởi phải chịu mức phí hải quan, thuế suất
  • Hàng hoá dễ bị kiểm soát chặt chẽ, ít linh hoạt
Chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

Các loại hình nhập khẩu chính ngạch phổ biến hiện nay

Nhập khẩu chính ngạch trực tiếp

Đây là hình thức nhập khẩu mà các công ty, doanh nghiệp phải đứng tên trực tiếp trong tờ khai hải quan ở mục người nhập khẩu. Đồng thời, các khách hàng cần phải chịu trách nhiệm đàm phán, mua bán với các nhà cung cấp hàng hoá ở nước ngoài.

Khi tiến hành nhập khẩu chính ngạch theo hình thức này thì những thủ tục cần làm doanh nghiệp sẽ phải thực hiện toàn bộ. Do đó, khi có rủi ro thì bạn cũng sẽ phải đứng ra và gánh chịu.

Nhập khẩu chính ngạch qua uỷ thác

Đây là hình thức nhập khẩu mà khách hàng có thể nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa logistics để giao dịch. Đơn vị này sẽ trực tiếp đứng tên trên tờ khai và chịu trách nhiệm thực hiện các công đoạn, làm thủ tục hải quan cho kiện hàng. Bù lại, họ sẽ tính cước vận chuyển hàng hóa thông qua dịch vụ nhập khẩu uỷ thác.

Chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu chính ngạch

Quy trình nhập khẩu hàng chính ngạch an toàn

Song song với định nghĩa chính ngạch là gì thì nhiều người cũng tò mò về quy trình nhập khẩu hàng hoá chính ngạch. Dựa theo tiết lộ từ chuyên gia tại Trường Nam Logistics thì, quy trình này sẽ diễn ra các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Các chứng từ mà bạn cần phải kiểm tra tốt gồm có:

  • Hợp đồng
  • Hóa đơn thương mại
  • Quy cách đóng gói
  • Tờ khai hải quan
  • Tín dụng thư
  • Giấy chứng nhận hàng hoá
  • Hoá đơn vận chuyển
  • Chứng nhận kiểm dịch

Bước 2: Thanh toán

Thanh toán sẽ dựa theo điều kiện mà cả 2 bên đã ghi trong hợp đồng. Hình thức thanh toán phổ biến thường là qua ngân hàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, ngân hàng mà bạn dùng để thanh toán hàng nhập khẩu phải được nhà nước cấp phép.

Bước 3: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Đây là một bước quan trọng và các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Nội dung về các tờ khai, vận chuyển cùng với các thủ tục khai báo thường gồm rất nhiều thông tin. Các bạn cần dành nhiều thời gian để kiểm tra về thủ tục hải quan xuất khẩu để thực hiện tốt nhé!

Bước 4: Nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng

Sau khi đã làm xong thủ tục hải quan thì điều bạn cần làm tiếp theo là nộp thuế và lấy lệnh xuất hàng. Lệnh xuất hàng thường gồm có các giấy tờ như: giấy giới thiệu công ty, vận đơn, thông báo hàng đến…

Bước 5: Hàng hoá đang được vận chuyển 

Khi hàng hoá vận chuyển đến nơi, bạn cần làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá

Đọc thêm: Danh sách sân bay ở Trung Quốc và mã IATA và ICAO 

Đọc thêm: Gửi nho khô đi Trung Quốc 

tts_kieudiem